Ngày 29/5/2017, tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã diễn ra Hội thảo "Thách thức an ninh nguồn nước sông Mekong và câu chuyện ở Đồng bằng sông Cửu Long" được phối hợp tổ chức bởi Khoa Sư phạm, Trường ĐHCT, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Trường ĐHCT, Trung tâm Con người và Thiên nhiên; và gần 200 đại biểu là học giả, chuyên gia, nhà báo từ Việt Nam, Thụy Điển, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Hội thảo Thách thức an ninh nguồn nước sông Mekong và câu chuyện ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại Trung tâm Học liệu, Trường ĐHCT |
Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam và các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mêkông. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hiện nay là một trong những khu vực dễ "bị tổn thương" nhất trên thế giới, có nguy cơ cao nhất đối với các nguy cơ khí hậu như sự gia tăng nhiệt độ, hạn hán khắc nghiệt, nhất là sự khan hiếm nước ngọt và xâm nhập mặn. Thách thức lớn hơn mà vùng đang đối mặt là việc xây dựng đập thủy điện và các dự án dẫn dòng nước đã gây ra thiệt hại nặng nề và không thể khắc phục được đối với Đồng bằng sông Cửu Long, làm cho những tác động của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn. Do đó, Hội thảo "Thách thức an ninh nguồn nước sông Mekong và câu chuyện ở Đồng bằng sông Cửu Long" với mục tiêu tạo cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia, nhà báo, nhà quản lý và nông dân trên lưu vực sông Mekong ngồi lại cùng nhau chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm và mong muốn đối phó với tình trạng thiếu nước ngày càng tăng do các đập trên dòng chính Mekong và biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về những tác động kép gây ra bởi biến đổi khí hậu và các dự án thủy điện không bền vững trên tiểu vùng hạ lưu sông Mekong ở Việt Nam và Campuchia; tăng sự hiểu biết của các nhà báo trong khu vực về những nguy cơ về an ninh trong nước Mekong; tăng cường truyền thông về các vấn đề an ninh môi trường ở tiểu vùng hạ lưu sông Mekong, lắng nghe tiếng nói của cộng đồng địa phương và các vùng bị ảnh hưởng; tăng cường chia sẻ thông tin và tạo mạng lưới giữa các nhà báo trong khu vực.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT tin tưởng rằng các nội dung được thảo luận tại Hội thảo và chuyến đi thực địa tại tỉnh Kiên Giang của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là cơ hội tốt cho các nhà báo môi trường nước ngoài trải nghiệm và hiểu sâu sắc tình hình thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của thế giới và được xem là nạn nhân của sự quản lý yếu kém của thượng nguồn. Thông qua hội thảo, những lo lắng về sự phát triển của hệ thống đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong sẽ được truyền tải đến các quốc gia thượng nguồn, đặc biệt là Trung Quốc, Lào, và Campuchia.
PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT phát biểu khai mạc Hội thảo |
PGS.TS. Hà Thanh Toàn trao quà lưu niệm cho đại diện thường trú Đài Phát thanh Thụy Điển tại Châu Á và Trung tâm Con người và Thiên nhiên |
Diễn giả trình bày tham luận tại Hội thảo |
(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)