Ngày 05/9/2018, Khoa Công nghệ-Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội nghị Tổng kết Dự án ECO-RED nhằm tạo cơ hội cho các thành viên dự án và các tổ chức liên quan gặp gỡ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Dự án, chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng các công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo; cũng như thảo luận về kế hoạch tổ chức khóa học về năng lượng tái tạo trong tương lai, đồng thời, các sinh viên có thể chia sẻ về những trải nghiệm trong thời gian tham gia các khóa học được tổ chức trong khuôn khổ Dự án.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết Dự án ECO-RED tại Hội trường Khoa Công nghệ


ECO-RED (European quality COurse system for Renewable Energy Development - Xây dựng hệ thống học phần chuẩn Châu Âu về năng lượng tái tạo) là một Dự án nằm trong khuôn khổ chương trình “Erasmus+: Tăng cường năng lực quốc tế của các trường đại học” do Ủy ban châu Âu tài trợ thông qua tổ chức Văn hóa Giáo dục EACEA. Mục tiêu chung của Dự án ECO-RED: Tăng cường hợp tác bao gồm việc thực hiện công nhận tín chỉ, xúc tiến chương trình trao đổi, hợp tác đào tạo giữa các trường đại học; Tăng cường chất lượng và tính thực tế của các trường đại học; Nâng cao năng lực và kỹ năng tại các trường đại học, chủ yếu tập trung vào hệ thống năng lượng tái tạo, áp dụng các phương pháp giảng dạy đổi mới và hiện đại. Các đối tác tham gia trong Dự án phía Việt Nam gồm: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; phía châu Âu gồm: Trường Đại học Sapienza của Rome (Sapienza University of Rome), Ý; Trường Đại học Cyprus (University of Cyprus), Cộng hòa Síp; Trường Đại học Jagiellonian (Uniwersytet Jagiellonski W Krakowie), Ba Lan.

Sau ba năm triển khai thực hiện từ năm 2016 đến 2018 tại Trường Đại học Cần Thơ, Dự án đã mang lại những kết quả: 08 sinh viên tham gia khóa học chuyên sâu về năng lượng tái tạo ở châu Âu; áp dụng quy trình Bologna vào đảm bảo chất lượng đào tạo đại học; tổ chức 05 khóa học cho 90 sinh viên về năng lượng tái tạo (Renewable Energy Sources and Management - Quản lý nguồn năng lượng tái tạo, Biomass and Bio-fuels - Sinh khối và nhiên liệu sinh học, Application of Wind and Solar Energy - Ứng dụng năng lượng gió và mặt trời, Integration of renewable energy based generation system into power systems - Tích hợp hệ thống tạo năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, Power Conversion Interfaces for Renewable Energy System - Giao diện chuyển đổi năng lượng cho hệ thống năng lượng tái tạo); xây dựng Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo. Phát huy kết quả đạt được từ Dự án, trong thời gian tới, Khoa Công nghệ-Trường Đại học Cần Thơ sẽ tích hợp 05 khóa học về năng lượng tái tạo vào chương trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững về đào tạo; mở các khóa đào tạo ngắn hạn về năng lượng tái tạo; tăng cường hợp tác với công ty, doanh nghiệp nhằm chuyển giao kỹ thuật về các giải pháp năng lượng tái tạo cho vùng ĐBSCL.

PGS.TS. Nguyễn Võ Châu Ngân, Phó Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, phát biểu khai mạc Hội nghị

 

GS. Katiuscia Cipri, Trường Đại học Sapienza của Rome, Điều phối viên Dự án báo cáo kết quả của Dự án

 

GS. Marek Frankowicz, Trường Đại học Jagiellonian, trình bày về nội dung đảm bảo chất lượng trong hợp tác quốc tế

 

PGS.TS. Nguyễn Chí Ngôn, Trưởng Khoa Công nghệ, báo cáo kết quả thực hiện Dự án tại Trường Đại học Cần Thơ

 

Tám sinh viên tiêu biểu được tuyển chọn tham gia Dự án chia sẻ trải nghiệm về khóa học ngắn hạn tại châu Âu

 

Trao chứng nhận tham gia cho cán bộ các trường đối tác và sinh viên

 

Ảnh lưu niệm tại Hội nghị


(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

Phòng Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học Cần Thơ. 
Lầu 3, Nhà điều hành, Khu II, đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
ĐT: +84-(0)292-3838262 | 3872160 | 3872283 | Fax: +84-(0)2923-872190